hinh nen dien thoai,hinh nen dep
thí dụ như Quốc hội. Bởi những người ở trong Quốc hội là những người được bầu đại diện cho dân, ít nhiều ý kiến của họ cũng có tính chất định lượng. Như thế chúng ta sẽ có một kết luận tương đối yên tâm.
- Hoa sen- tuy được nhiều người bầu chọn nhất, nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những ý kiến băn khoăn rằng một số nước cũng đã lấy hoa sen làm Quốc hoa, như Ấn Độ chẳng hạn? Ý kiến của ông về việc này?
Việc trùng lặp không có vấn đề gì, người ta có thể tìm sự khác biệt về màu sắc hay loại hình chẳng hạn (có nhiều loài sen), hoặc là nhìn ở góc độ sinh học khác nhau, thậm chí nó được tượng trưng hóa, logo hóa đi... Tôi nhớ trong lúc bầu chọn ấy, có người đã đưa ra hoa chuối, hoa gạo, hoa tre, hoa trúc...; anh Nguyễn Phúc Giác Hải có đưa ra một luận chứng về hoa lúa cũng rất hay. Nói chung, quyền chọn lọc là của người dân, nhưng khó nhất vẫn là ta không có dụng cụ để có thể định lượng được ý kiến như đã nói ở trên.
- Cụ thể dụng cụ ấy sẽ là gì, thưa ông?
Đó là trưng cầu dân ý. Không phải riêng Quốc hoa, sau Quốc hoa còn có nhiều chuyện khác nữa. Tại sao các nước rất quan tâm đến việc trưng cầu dân ý? Hồi 2005, tôi có sang châu Âu với đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ tịch QH Nguyễn Văn An dẫn đầu. Chúng tôi cũng khảo sát về trưng cầu dân ý. Họ nói đó là một tập quán lâu dài, quá trình hình thành, ban đầu có thể cũng chưa phản ảnh hết được đúng bản tính và thường mang xu thế thủ cựu, nhưng được cái kiên cố và san sẻ cộng đồng. Cộng đồng quyết định, nếu tốt thì cộng đồng hưởng, mà nếu không tốt thì cộng đồng san sẻ. Đó là sự khôn ngoan của con người và cũng là tránh sự độc đoán.
No comments:
Post a Comment